Diễn đàn 4rKingGame.Com


    'Thị trường game Việt 2013 vẫn sẽ là năm của webgame'

    Bạn có cho rằng, 2013 sẽ tiếp tục là năm của webgame hay không?

     
    Không
     
    ý Kiến Khác.
     

    ๖ۣۜĐếVương
    ๖ۣۜĐếVương
    ๖ۣۜĐếVương
    Thành Viên Cấp 2
    Số Bài Viết : 45
    Cám ơn : 13
    by ๖ۣۜĐếVương Wed Jan 16, 2013 6:05 pm
    Post n°1
    Đây là nhận định của ông Trần Minh Hảo, game thủ kỳ cựu và cũng là một người làm việc lâu năm trong ngành game online VN.

    Theo quan điểm của ông Hảo, 2013 sẽ tiếp tục chứng kiến sự ra đời của hàng loạt công ty game mới bởi nhiều doanh nghiệp sẽ tham chiến ngành game. Điều này đồng nghĩa, webgame sẽ được trọng dụng vì những công ty mới sẽ không đủ hoặc không dám mạo hiểm nhân lực, tài lực, kinh nghiệm cho những game cài đặt.

    Nhận định này của ông Hảo là hoàn toàn có cơ sở khi mới đây theo một nguồn tin riêng của Game Thủ.net, tính từ cuối năm 2012 đến nay đã có ít nhất 6-7 công ty mới được thành lập và đang rục rịch tung ra thị trường các sản phẩm game mới.

    [You must be registered and logged in to see this image.]
    Ông Trần Minh Hảo tại một cuộc thi của FPT Online. Ảnh: Facebook.

    Mặt khác, lý giải về việc 2013 vẫn sẽ là năm của webgame, ông Hảo chỉ rõ, các platform (cổng game) đang mọc lên ngày càng nhiều. "Ngay đến Trường Tồn còn làm cổng game thì không khó để thấy những nơi có traffic (lưu lượng truy cập) tốt sẽ tận dụng làm cổng game trong 2013 này. Và đương nhiên tích hợp tốt cho các cổng game vẫn sẽ là webgame".

    "Nhìn ra nước láng giềng Trung Quốc, trong năm 2012, nơi đây đã phát hành ra thị trường hơn 1.000 webgame. Trong khi đó, tình hình thị trường game VN vẫn chưa thấy có chuyển biến khả quan, dẫn đến có thể dự đoán nhiều webgame đang từng ngày đổ vào VN. Chỉ chưa đầy 10 ngày đầu năm 2013, đã có hơn 7 game mới ra mắt tại dải đất chữ S", ông này phân tích.

    Sự thắt chặt về mặt quản lý đối với ngành game Việt cũng là một trong những lý giải quan trọng mà ông Hảo đưa ra cho nhận định của mình. "Sự thắt chặt này dẫn đến việc quảng bá sản phẩm khó khăn, nhất ở các phòng máy. Và do tính chất phải download, cài đặt nên sự khó khăn trong việc tiếp cận người chơi tại nhà lẫn phòng máy sẽ khiến cho các NPH luôn thận trọng khi tung sản phẩm client. Cộng thêm với việc giá mua bản quyền cao và chi phí marketing khổng lồ khiến cho game cài đặt khó có cơ hội cải thiện tình hình trong năm 2013".

    Bên cạnh đó, ông này cũng cho rằng, sự tiến bộ của webgame trong đồ họa và cách chơi, thậm chí nhiều game có đồ họa và nội dung đồ sộ gần bằng game client, hứa hẹn sẽ đáp ứng mong đợi của những game thủ khó tính.

    [You must be registered and logged in to see this image.]
    Game thủ Việt sẽ tiếp tục phải trải qua "cơn bão" webgame trong năm nay?

    Nhận định thêm về tương lai của ngành game online Việt, ông Hảo dự đoán có thể sắp tới, xu hướng ngành sẽ tự chủ sản xuất những game thuần Việt. Ông đặt vấn đề: "Ở đây, nếu bạn nào thường chơi thử game Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy họ có vô vàn thứ định nghĩa vui nhộn như Alpha Test, Beta Test, Closed Beta, Closed Beta 1, Final Test, Open beta... 3-4 tháng họ có thể làm ra một game, đồng nghĩa chỉ trong 1-2 tháng, họ có thể thay đổi toàn bộ diện mạo của sản phẩm thông qua hàng đống công đoạn test đó để khi đưa ra thị trường, game ít nhất có thể đáp ứng phần nào".

    "Trong vài năm qua, một số cty lớn như FPT Online hay VNG đều đã thử tự sản xuất game, nhưng có lẽ thiếu các giai đoạn test đó mà tập trung chỉ một nhóm người trong nội bộ test với nhau nên phát hiện vấn đề chậm, thời gian sản xuất lâu dẫn đến kinh phí cao. Khi đưa ra thị trường nếu không phù hợp thị hiếu chung thì cũng vướng phải các vấn đề lỗi cơ bản hay bị hack và sau cùng đóng cửa (Thuận Thiên Kiếm)".

    Vấn đề chính mà ông Hảo thấy thắc mắc là với thời gian copy 1 game chỉ 3-6 tháng và kinh phí sản xuất một game chỉ bằng số tiền bỏ ra mua bản quyền game đó thì tại sao, VN không thuê hẳn một đội phát triển bên Trung Quốc để sản xuất game Việt, sau đó đưa đội ngũ phát triển của mình vào làm chung. Điều này sẽ giúp đội phát triển người Việt tích lũy kinh nghiệm thay vì tự ngồi mò mẫm cả năm trời mới có được một game và sau khi sản xuất game, VN còn có thể phát hành qua thị trường các quốc gia khác.

    "Có lẽ một số công ty cũng đã đi theo hướng thuê sản xuất này, nhưng không nhiều. Nhiều khả năng, xu hướng sắp tới của ngành game VN sẽ là tự chủ sản xuất những game thuần Việt. Một công ty mạnh và phát triển bền vững trong 5 năm tới sẽ là công ty có platform mạnh và đội ngũ phát triển đủ đông, đủ mạnh và hung hãn để không bị phụ thuộc vào người khác", ông Hảo dự đoán.